Tin Sở Tài chính
Từ nhận định đến thực tiễn hành động: Tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế và hành động kịp thời của Chính phủ.
21/04/2020 03:24:55

Chưa bao giờ Việt Nam chịu tác động nhiều chiều bởi các ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế: Đại dịch Covid-19 tác động, khô hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long và giá dầu thế giới. Đây là cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử từ sau năm 1975. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I năm 2020 đạt 3,82%, sụt giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể:  6 ngành lớn nhất, chiếm 57% GDP là Công nghiệp chế biến chế tạo (19% GDP), Nông nghiệp (10% GDP), Bán buôn bán lẻ (9.8% GDP) , Xây dựng (6.55% GDP), Tài chính ngân hàng bảo hiểm (5.9% GDP), Khai khoáng (5.6% GDP) đều sụt giảm và sẽ đều rất khó khăn trong quý II/2020, các quý tiếp theo.

Trong đầu tháng 3, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân khảo sát nhanh với 1200 doanh nghiệp: nếu dịch Covid-19 kéo dài 6 tháng thì 60% doanh nghiệp sẽ bị giảm trên 50% doanh thu, gần 30% doanh nghiệp giảm từ 20 đến 50%. Nói cách khác, khoảng 90% doanh nghiệp được khảo sát có mức sụt giảm doanh thu nghiêm trọng và 74% doanh nghiệp đứng trước nguy cơ giải thể, phá sản. Dịch Covid-19 như một cuộc đại phẫu trên quy mô không chỉ riêng Việt Nam mà ảnh hưởng toàn cầu.Vì vậy, cần có sự can thiệp hiệu quả, hiệu lực và kịp thời của Chính phủ.


Theo nhận định của các chuyên gia nghiên cứu về chính sách công thì hệ thống chính sách can thiệp của Chính phủ trước đại dịch Covid-19 phải đáp ứng năm mục tiêu: (1) Hạ thấp đường cong nhiễm dịch, (2) bảo vệ sức khỏe doanh nghiệp, (3) củng cố niềm tin xã hội, (4) bồi đắp nền tảng phục hồi, (5) hạn chế di hại tương lai. Đồng thời Chính phủ cần can thiệp có chọn lọc bởi nguồn lực là hữu hạn bảo đảm theo ba nguyên tắc: can thiệp có mục tiêu, kịp thời và có thời hiệu rõ ràng; Một là, Đại dịch Covid-19 tác động không chỉ đến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân; mặt khác nguồn lực về tài chính và nhân sự của Chính phủ là hữu hạn nên việc can thiệp chính sách phải có mục tiêu; Hai là, chính sách đưa ra phải nhanh, kịp thời và sẽ phải chấp nhận trong một chứng mực nhất định về tỷ lệ rủi ro (trục lợi chính sách) khi đánh đổi tốc độ thực thi chính sách với công bằng (sẽ có đối tượng được thụ hưởng nhiều hơn đối tượng còn lại- không thể tránh khỏi nhưng chấp nhận ở một tỷ lệ tối thiểu cho phép); Ba là, Chính sách phải có thời hạn rõ ràng để bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả và sẽ giảm thiểu nguy cơ bị trục lợi.

      Theo chuyên gia nghiên cứu về chính sách công cho biết: Khi đại dịch bùng phát, kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế, những công cụ chính sách chủ công để chống suy thoái đó là chính sách tài khóa, tiền tệ và đầu tư công… Về chính sách tài khóa, chi tiêu công quan trọng nhất hiện nay là cho y tế và phòng dịch. Nếu cú sốc y tế không được chặn đứng, chắc chắn sẽ dẫn tới cú sốc kinh tế. Nếu như chúng ta chấp nhận suy giảm kinh tế tạm thời thì còn có sức để chống dịch lâu dài và có thể hồi phục kinh tế sau này. Mặt khác, Chính phủ cũng cần có chính sách miễn, giảm, hoãn, giãn thuế (thuế GTGT, TNDN…) cho các doanh nghiệp chịu tác động nghiệm trọng của dịch Covid 19. Miễn, giảm, hoãn, giãn các khoản phí cho doanh nghiệp và người lao động như bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, công đoàn… Về chính sách tiền tệ đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động bởi Dịch; Ngoài ra, có thể cho phép cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp và vay tiêu dùng, như giãn tiến độ, hoãn trả nợ, không đưa vào danh sách nợ xấu vì đây là yếu tố khách quan. Chính phủ cần tăng chi tiêu cho các chính sách an sinh, trợ cấp xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản; Trong trường hợp Chính phủ không hỗ trợ cho lực lượng lớn những người nghèo, cận nghèo thì họ sẽ trở nên bần cùng hóa, dẫn đến những rủi ro bất ổn về mặt xã hội. Trong số các hình thức trợ cấp, Chính phủ có thể cân nhắc hỗ trợ người dân bằng cách khấu trừ trực tiếp trên hóa đơn điện, nước …- các tiện ích cơ bản, chẳng hạn một khoản cố định 100 nghìn đồng/tháng/hóa đơn tiền điện của một hộ gia đình, trợ cấp một khoản cố định hàng tháng sẽ hỗ trợ được nhiều nhất cho người nghèo mà không tạo gánh nặng cho ngân sách.

Tuy nhiên, tất cả các chính sách vĩ mô, dù tốt đến đâu nhưng nếu không gây dựng được niềm tin của người dân thì chính sách cũng không có tác dụng. Đây vừa là thách thức  đồng thời cũng là cơ hội lớn cho Chính phủ. Một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là phải xây dựng được niềm tin rằng Chính phủ đã hành động kịp thời, hành động có hiệu quả vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Khi đó, Chính phủ sẽ ra khỏi cuộc khủng hoảng này với một trạng thái tự tin và những chính sách sau này của Chính phủ sẽ có hiệu lực hơn rất nhiều.

Từ những phân tích nhận định nêu trên của các chuyên gia đến thực tiễn tiễn hành động cho thấy: Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ “kép” vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội kịp thời tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020. Với các giải pháp  đồng bộ, kịp thời và quyết tâm cao của Chính phủ sẽ tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trước đại dịch Covid-19, trị giá lên tới 582.000 tỷ đồng, cụ thể như gói chính sách tài khóa 220.000 tỷ đồng, gói chính sách tiền tệ lên đến 300.000 tỷ đồng và gói chính sách an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng.

Về nhóm chính sách tài khóa: Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng (nguồn kết dư ngân sách năm 2019 hơn 225 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2020 hơn 470 tỷ đồng); tập trung vào các dự án trọng điểm: Đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Sân bay Long Thành; đến hết tháng 9/2020 Bộ, ngành, địa phương nào thực hiện không triệt để sẽ được điều chuyển đến các Dự án có tiến độ giải ngân tốt. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất: Đối tượng áp dụng phủ rộng đến DN nhỏ và siêu nhỏ được quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP; Đây cũng là lần đầu tiên chính sách tài khóa có liên quan đến sắc thuế GTGT. Đồng thời mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được thụ hưởng: sản xuất, xây dựng,vận tải; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế ,du lịch, các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim… và thậm chí cả hoạt động kinh doanh bất động sản, các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 mà trước đây hầu như không xử lý. Ngoài ra, tại Điều 4 Nghị định số 41/2020/NĐ-CP cũng đã quy định trình tự, thủ tục gia hạn được triển khai tinh gọn: Người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn chỉ gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (bằng phương thức điện tử hoặc phương thức khác) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế (GTGT, TNDN, TNCN) và tiền thuê đất được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế theo tháng hoặc theo quý. Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất - Thể hiện tính kịp thời của Chính sách trước ứng phó với đại dịch Covid-19, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Về chính sách tiền tệ lên đến 300.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kịp thời ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Miễn, giảm lãi, phí; Giữ nguyên nhóm nợ. Cụ thể với 04 ngân hàng có vốn nhà nước:

Agribank áp dụng với các khoản vay giải ngân từ ngày 1/4/2020, khách hàng là đối tượng của chương trình, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được áp dụng lãi suất giảm tối đa lên tới 2,5%/năm. Khách hàng có thể được hỗ trợ vay vốn với mức lãi suất rất thấp từ 4,5% - 5,5%/năm…

Vietcombank đã quyết định đồng loạt giảm loạt lãi suất tiền vay cho các khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cụ thể giảm 10% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 và giảm 5% số tiền lãi phải trả ngân hàng các khách hàng bị ảnh hưởng gián tiếp, Thời gian giảm lãi suất từ ngày 15-4 đến 30-6-2020…

          VietinBank đã cụ thể hóa bằng việc cho vay mới và thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn/giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay có dư nợ gốc và/hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/3/2020. Ngoài ra, VietinBank dành 15.000 tỷ đồng và 150 triệu USD để triển khai chương trình thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngắn hạn với lãi suất cho vay KH là 5% đối với VND và 2,8% với USD. Thực hiện về ưu đãi lãi suất: Từ nay đến 30/6/2020, căn cứ trên mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới kết quả hoạt động SXKD, Khách hàng được xem xét áp dụng ưu đãi giảm trừ lãi suất cho vay từ 1,25% - 3%/năm so với mức sàn lãi suất cho vay thông thường. Tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với dư nợ cũ trong thời gian tối đa 06 tháng. Thực hiện giảm 22,2% phí chuyển tiền liên ngân hàng nhanh 24/7 đối với giao dịch giá trị nhỏ qua NAPAS trên iPay Mobile. Cộng thêm lãi suất 0,3%/năm đối với Khách hàng gửi tiền tiết kiệm trực tuyến…

BIDV: Đối với Khách hàng mới (là các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV dưới 6 tháng hoặc không có số dư cấp tín dụng và không có hợp đồng cấp tín dụng còn hiệu lực giải ngân, phát hành bảo lãnh, cam kết thanh toán với thời gian trên 12 tháng) được hưởng lãi suất chỉ từ 6,5%/năm đối với khoản vay dưới 06 tháng và từ 7%/năm đối với khoản vay từ 06 tháng đến 12 tháng. Các khách hàng khác được hưởng lãi suất chỉ từ 7%/năm đối với khoản vay kỳ hạn dưới 06 tháng và từ 7,5%/năm đối với khoản vay từ 06 tháng đến 12 tháng. Chương trình áp dụng với các khoản vay giải ngân mới từ ngày 31/03/2020.

Như vậy, với gói chính sách tiền tệ, về định hướng điều hành lãi suất trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nước sẽ chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng ổn định và giảm lãi suất cho vay, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất kinh doanh; Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất, đặc biệt là đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt, không bị gián đoạn.

Về chính sách an sinh xã hội với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo đó người dân được hỗ trợ tối đa 03 tháng kể từ ngày 01/4/2020, cụ thể: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ), nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có donah thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ mức là 1.800.000đ/người/tháng; Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 01/4/2020 được hỗ trợ 1.000.000đ/hộ/tháng; Người lao động bị chấm dứt HĐLĐ, Hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp/người lao động có giao kết HĐLĐ bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000đ/người/tháng; Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng  và đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000đ/người/tháng; Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250.000đ/khẩu/tháng. Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật Lao động thì được vay không có tài sả đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế tối đa 03 tháng với lãi suất 0%, thời gian vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân vượt qua đại dịch Covid-19 và góp phần bảo đảm phục hồi kinh tế sau đại dịch như cha ông chúng ta đã từng chiến thắng vẻ vang 30.4.1975_Một Chính phủ hành động, một Chính phủ phụng sự người dân và doanh nghiệp!

Minh Thư

Các tin mới hơn
Tập huấn Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 và Nghị định 24/2024/NĐ-CP(26/03/2024)
Cụm thi đua số 2 - Bộ Tài chính ký kết giao ước thi đua năm 2024(26/03/2024)
Ngày 10/6/2023 Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.(10/10/2023)
Nghị định số 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022.(28/09/2023)
Công văn số 3600/STC-VP ngày 15 tháng 9 năm 2023 của Sở Tài chính Hải Dương V/v tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống cháy tại cơ quan trong thời gian tới.(18/09/2023)
Các tin cũ hơn
Công văn số 389/STC-QLGCS ngày 13 tháng 02 năm 2020 của Sở Tài chính Hải Dương V/v báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công năm 2019. (18/02/2020)
Hội nghị triển khai Chương trình hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ giữa UBND tỉnh Hải Dương, Bộ Công thương và Samsung Việt Nam.(05/02/2020)
Những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương khi thực hiện Nghị định 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP (03/02/2020)
SỞ TÀI CHÍNH HẢI DƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2020(22/01/2020)
Những bất cập khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015.(25/11/2019)
Thông báo
  Thông báo thời gian làm việc mùa hè:
  Công văn số 21/CV-TTr ngày 8 tháng 3 năm 2024 của Trung tâm Tư vấn và DVTC Hải Dương V/v mở lớp nghiệp vụ đấu thầu chuyên sâu.
  Công văn số 599/CTr-STC ngày 22 tháng 02 năm 2024 của Sở Tài chính Hải Dương về chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.
  Thông báo số:5600/TB-STC ngày 18 tháng 12 năm 2023 của Sở Tài chính Hải Dương V/v Lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá tài sản công.
  Quyết định số 3056/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Hải Dương V/v công bố DM TTHC tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
  Chỉ thị Số 45 - CT/TU ngày 12 tháng 12 năm 2023 của Tỉnh ủy Hải Dương về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024.
Lịch làm việc
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na