Tin Bộ Tài chính
Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
30/05/2019 09:47:10

Chiều 29/5, Bộ Tài chính tổ chức họp báo chuyên đề về “Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên”. Đồng chủ trì họp báo có Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp Phạm Văn Trường và Phó Chánh Văn phòng Ngô Chí Tùng. Buổi họp thu hút sự quan tâm của đông đảo phóng viên các cơ quan báo chí.

Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp Phạm Văn Trường phát biểu tại buổi họp báo
 

Phát biểu tại buổi họp, ông Phạm Văn Trường cho biết, việc xây dựng và ban hành Nghị định 32/2019/NĐ-CP nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, quy định một cách toàn diện, thống nhất về các vấn đề liên quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công, tạo công bằng, minh bạch trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN).

Nghị định số 32/2019/NĐ-CP đã cụ thể hóa các chủ trương, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ của các đơn vị SNCL và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công, trong đó có nội dung đổi mới cơ bản về giá và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công để đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị SNCL) có thể tiến tới hạch toán đầy đủ, từ đó chuyển sang cơ chế tự chủ ở mức cao hơn, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; đối với loại dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ do Nhà nước ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công và Nhà nước định giá; đồng thời quy định lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công để phù hợp với khả năng của NSNN và thu nhập của người dân; đổi mới phương thức giao dự toán chi thường xuyên từ ngân sách cấp cho các đơn vị SNCL sang thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo kết quả nhiệm vụ, dựa trên hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công. Kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu là nguồn thu để chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị SNCL…

Nghị định số 32/2019/NĐ-CP cũng nhằm đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành với mục tiêu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của Nhà nước.

Nghị định số 32/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các Bộ, UBND cấp tỉnh trong việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Quyết định 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai Nghị định số 16/2015/NĐ-CP trước đây gồm: Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan trung ương; danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích của Bộ, cơ quan trung ương; Định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ công làm cơ sở ban hành đơn giá, giá sản phẩm, dịch vụ công; Đơn giá, giá sản phẩm, dịch vụ công; mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích của Bộ, cơ quan trung ương theo quy định của pháp luật về giá và quy định của các pháp luật khác có liên quan; Tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công thuộc Bộ, cơ quan trung ương.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định trách nhiệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích và chi phí tiền lương, tiền công trong đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN đối với doanh nghiệp được hợp đồng đặt hàng, đấu thầu (hoặc được giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định).

Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ các quy định chung về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; sản phẩm, dịch vụ công ích tại Nghị định này có thể quy định chi tiết, bổ sung thêm các nội dung về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cho phù hợp với yêu cầu quản lý và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực chuyên ngành và pháp luật khác có liên quan.

Theo Nghị định 32, Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN chi tiết theo ngành, lĩnh vực, không chi tiết từng danh mục cụ thể, với lý do hiện nay ở trung ương và địa phương chưa ban hành đầy đủ danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN thuộc phạm vi quản lý (các Bộ, địa phương vẫn đang tiếp tục xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền).

Cũng theo ông Phạm Văn Trường, để đảm bảo thực hiện được ngay các quy định tại Nghị định, tránh việc phải chờ văn bản hướng dẫn, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng Nghị định theo hướng quy định chi tiết các nội dung, không giao cho các Bộ hướng dẫn chi tiết thêm. Trong đó, đáng chú ý là Nghị định đã quy định cụ thể: Mẫu Quyết định đặt hàng và Biên bản nghiệm thu đặt hàng; Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN (hoặc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích) và Biên bản nghiệm thu, thanh lý Hợp đồng.

 Toàn cảnh buổi họp báo

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương trong việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 32/2019/NĐ-CP nhằm đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, ông Trường cho biết.

Tại buổi họp, trước câu hỏi của phóng viên Nghị định 32 có thúc đẩy các đơn vị tự chủ hay không khi một trong những mục đích chính hướng đến của Nghị định là đẩy mạnh xã hội hoá thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, tuy nhiên trong báo cáo về tiết kiệm chống lãng phí, hiện chỉ có 7% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn và 20% là tự chủ một phần? Ông Trường cho biết, đây là 1 trong những quan điểm và giải pháp mà Nghị quyết số 19-NQ/TW đã nêu rõ, đó là đẩy mạnh đấu thầu đặt hàng để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Qua đó, khuyến khích, thúc đẩy tạo sức ép đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như các đơn vị nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công với chi phí và chất lượng tốt nhất. Đây được xem là giải pháp đổi mới cả về phương thức lẫn cơ cấu đầu tư cho đơn vị sự nghiệp công lập, đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước. Và đương nhiên sẽ thực hiện được việc tiết kiệm, chống lãng phí cho NSNN.

Cũng với câu hỏi “So với các văn bản trước trước là Nghị định 130/2013/NĐ-CP và Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg, Nghị định 32 có điểm ưu việt nào trong việc nâng cao hiệu quả mua sắm dịch vụ công?”, Ông Trường cho biết: So với Nghị định 130/2013/NĐ-CP và Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg thì Nghị định 32 có tính ưu việt đó là kế thừa việc giao nhiệm vụ đặt hàng đấu thầu cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó quy định cụ thể các điều kiện để thực hiện. Việc triển khai Nghị định 130/2013/NĐ-CP và Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg đã được thực hiện từ khá lâu nhưng kết quả triển khai còn hạn chế, ít cơ quan dịch vụ thực hiện theo phương thức đặt hàng đấu thầu. Khi chuyển sang Nghị định 32 thì việc triển khai thực hiện trong thời gian ban đầu sẽ có những khó khăn đối với các cơ quan khi mà phải sắp xếp việc tổ chức triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công theo 3 hình thức: giao nhiệm vụ - đặt hàng – đấu thầu với số lượng rõ hơn. Thay vì trước đây giao dự toán rõ ràng đến từng đơn vị thì giờ là đấu thầu, các đơn vị chủ quản thực hiện phải tổ chức sắp xếp lại. Như vậy bước đầu sẽ khó khăn. Nhưng khi triển khai thực hiện vào nề nếp thì việc triển khai thực hiện sẽ thuận lợi hơn, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, cũng có nhiều câu hỏi được phóng viên đặt ra tại buổi họp báo đã được ông Phạm Văn Trường và ông Ngô Chí Tùng trả lời cụ thể, rõ ràng như: Cơ hội cho doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công là như thế nào; Làm thế nào để hạn chế trùng lắp nguồn kinh phí chi thường xuyên; Tiêu chí cụ thể để thực hiện cung cấp dịch vụ hành chính công theo 3 hình thức: giao nhiệm vụ - đặt hàng – đấu thầu…

                                                                                                                               Nguồn: www.mof.gov.vn
Các tin mới hơn
Thu NSNN 8 tháng đạt 69,4% dự toán(11/09/2023)
Bộ Tài chính tiếp tục dẫn đầu xếp hạng chuyển đổi số DTI 2021(09/08/2022)
Thu NSNN 10 tháng đầu năm vẫn đảm bảo tiến độ dự toán (05/11/2021)
Ngành Tài chính thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới nền tài chính thông minh(13/09/2021)
8 tháng năm 2021: Thu ngân sách ước đạt 1.004,2 nghìn tỷ đồng(09/09/2021)
Các tin cũ hơn
Trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2017(23/05/2019)
Cân đối NSNN tháng 4 và 4 tháng có thặng dư(14/05/2019)
Bộ Tài chính ban hành kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính(23/04/2019)
Bộ Tài chính ban hành kiến trúc cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính(23/04/2019)
Thông báo
  Quyết định số 1365/QĐ-STC ngày 12 tháng 4 năm 2024 của Sở Tài chính Hải Dương Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu, chi NSNN Quý I năm 2024.
  Quyết định số 679/QĐ-STC ngày 28 tháng 2 năm 2024 của Sở Tài chính Hải Dương Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu, chi NSNN năm 2023.
  Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh Hải Dương Về việc công bố DM TTHC và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tài chính.
  THÔNG BÁO:Về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
  Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2024 của UBND tỉnh Hải Dương Về việc phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
  Thông báo thời gian làm việc mùa hè:
Lịch làm việc
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na