Tin Bộ Tài chính
Xây dựng CSDL quốc gia về Tài chính là dự án trọng điểm của Bộ Tài chính
20/09/2019 07:28:59

Nhằm tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, nắm bắt các cơ hội của cuộc cách mạng 4.0, ngành Tài chính đang nỗ lực triển khai các nhiệm vụ hướng tới mục tiêu hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính trong năm 2022, tiếp tục phát triển, hoàn thiện đến năm 2025.

Ông Hoàng Xuân Nam – Phó cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính giới thiệu về Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính tại Hội nghị trực tuyến phổ biến, quán triệt Quyết định số 844/QĐ-BTC diễn ra ngày 12/9/2019. Ảnh: Tuệ Anh

Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 và Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, để nắm bắt các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và hướng tới chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính, ngày 03/4/2019 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 585/QĐ-BTC Ban hành Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính.

Theo ông Hoàng Xuân Nam – Phó cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính), việc ban hành Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính nhằm mục tiêu quy hoạch, xây dựng, phát triển các thành phần thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính trong một chỉnh thể thống nhất. Xây dựng các nguyên tắc chủ đạo đảm bảo tính liên kết, tích hợp, khả năng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các đơn vị trong ngành Tài chính, giữa Bộ Tài chính với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành Tài chính. Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính, hướng tới xây dựng Tài chính số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở; tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền Tài chính số hiện đại tại Việt Nam.

Kiến trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính làm cơ sở để các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện xây dựng, phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu quốc gia về tài chính đảm bảo tính đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai; kế thừa, sử dụng lại hệ thống thông tin, dữ liệu, hạ tầng công nghệ đã được đầu tư; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư. Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế, thực tiễn tại Việt Nam và Bộ Tài chính.

Ông Hoàng Xuân Nam cho biết, xây dựng CSDL quốc gia về Tài chính là dự án trọng điểm, dài hạn của Bộ Tài chính. Dự án được thực hiện theo một phương pháp luận từ Thiết kế - Phát triển - Triển khai - Vận hành - Nâng cấp để đáp ứng các nhu cầu thông tin của Bộ Tài chính và các bên liên quan trong từng thời kỳ, bối cảnh cụ thể. Phương pháp này với cách tiếp cận từng bước sẽ định hướng mô hình kiến trúc đáp ứng nhu cầu chiến lược của Bộ Tài Chính về quản lý dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu trong tương lai. Qua từng giai đoạn kiến trúc quản trị và phân tích dữ liệu sẽ được nâng tầm hỗ trợ tự động hóa từng bước quá trình ra quyết định và xử lý tình huống khi phát sinh thêm những luồng dữ liệu mới đồng thời vẫn đảm bảo khả năng mở rộng tính năng và kiểm soát đối với mô hình kiến trúc.

Để triển khai thành công kiến trúc có 4 nội dung cần triển khai đến năm 2025, gồm: Quản trị dữ liệu; Triển khai xây dựng Data Hub của ngành Tài chính; Phân phối dữ liệu thông qua Cổng thông tin điện tử BTC và Nhận diện tài khoản và quản lý truy cập. Trong đó 2 hạng mục Phân phối dữ liệu và Nhận diện tài khoản và quản lý truy cập được đề xuất tận dụng từ hạ tầng CNTT mà Bộ Tài chính đã triển khai hoặc đang dự kiến triển khai trong phạm vi Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư.

Lộ trình triển khai cụ thể gồm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2019 – 2022) nhằm chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chế, chính sách và hạ tầng để xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính theo kiến trúc Data Hub. Dữ liệu tổng hợp về Tài chính có khả năng cung cấp đầu ra là các dạng báo cáo, Dashboard, KPIs dự báo về quản lý tài chính nhà nước và tiếp tục mở rộng đối với các chủ đề dữ liệu quản lý thị trường tài chính, bảo hiểm... Giai đoạn này sẽ thử nghiệm áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong lĩnh vực Thuế và Hải quan để giải quyết các bài toán nghiệp vụ phức tạp như Quản lý rủi ro, chống gian lận thuế... từ đó đúc rút kinh nghiệm triển khai, phát triển nguồn nhân lực để sẵn sàng áp dụng trong tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Tài chính.

Giai đoạn 2 (2023-2025) là giai đoạn mở rộng phạm vi Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính với dữ liệu đầu vào là dữ liệu bán cấu trúc hoặc dữ liệu phi cấu trúc. Áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, máy học trong xử lý dữ liệu lớn vào giải quyết các bài toán phức tạp liên quan tới nhiều nhóm, dòng nghiệp vụ như: Dự báo số thu ngân sách, quản lý rủi ro với thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Giai đoạn này đòi hỏi sự chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực, mô hình phân tích và dữ liệu cũng như đội ngũ chuyên gia về khoa học dữ liệu, chuyên gia trong từng lĩnh vực để đảm bảo xây dựng được mô hình hiệu quả cao trong thực tiễn.

Ông Hoàng Xuân Nam cho rằng, để triển khai thành công Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính cần cósự tham gia tích cực của các bộ phận nghiệp vụ thuộc Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, đảm bảo xây dựng hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đồng nhất. Ngoài ra, việc kiện toàn, sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực làm công tác dữ liệu ngành Tài chính cũng cần được đặc biệt quan tâm.

                                                                                                                               Nguồn: www.mof.gov.vn
Các tin mới hơn
Thu NSNN 8 tháng đạt 69,4% dự toán(11/09/2023)
Bộ Tài chính tiếp tục dẫn đầu xếp hạng chuyển đổi số DTI 2021(09/08/2022)
Thu NSNN 10 tháng đầu năm vẫn đảm bảo tiến độ dự toán (05/11/2021)
Ngành Tài chính thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới nền tài chính thông minh(13/09/2021)
8 tháng năm 2021: Thu ngân sách ước đạt 1.004,2 nghìn tỷ đồng(09/09/2021)
Các tin cũ hơn
Ngành Tài chính đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số(09/09/2019)
Thu ngân sách đạt kết quả khả quan(09/08/2019)
Mô hình ứng dụng CNTT nào phục vụ quản lý ngân sách thống nhất?(29/07/2019)
Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết trực tuyến ngành Tài chính năm 2019(12/07/2019)
Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết trực tuyến ngành Tài chính năm 2019(12/07/2019)
Thông báo
  Quyết định số 1365/QĐ-STC ngày 12 tháng 4 năm 2024 của Sở Tài chính Hải Dương Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu, chi NSNN Quý I năm 2024.
  Quyết định số 679/QĐ-STC ngày 28 tháng 2 năm 2024 của Sở Tài chính Hải Dương Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu, chi NSNN năm 2023.
  Quyết định số 880/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh Hải Dương Về việc công bố DM TTHC và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tài chính.
  THÔNG BÁO:Về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
  Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2024 của UBND tỉnh Hải Dương Về việc phê duyệt và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
  Thông báo thời gian làm việc mùa hè:
Lịch làm việc
Tìm kiếm
Liên kết website
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na
na